Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Trung- Á trước ảnh hưởng và tranh chấp
Trong lịch sử văn minh phương Tây, sự phát triển về kỷ nghệ chiến tranh, điện toán hay kỷ nghệ khoa học được định nghĩa đồng nghĩa với nền văn minh phương Tây.













Văn minh phương Tây còn đánh dấu qua tiến trình phát minh của các loại vũ khí trên các quốc gia như Anh, Pháp, Ý, Đức, Nga sô. Những quốc gia này trong những thập niên trước được thế giới mặc nhiên công nhận là những Superpower. Thế nhưng kể từ sau đệ II thế chiến những quốc gia trên dần dần đã bị ngừng trệ do ảnh hưởng bởi nền kinh tế suy thoái hậu chiến tranh gây nên.


Sau đó là sự tan vỡ của Liên Bang Sô Viết kéo theo cùng với tiến trình tháo gỡ vũ khí hạt nhân do các thỏa thuận giảm thiểu cường độ chiến tranh lạnh ở thời điểm Tổng thống Ronald Reagan và Tổng bí thư Mikhail Gobachev qua hai trạng từ chính là Glasnost và Perestroika.


Từ sau thế chiến thứ II các quốc gia Anh, Pháp, Spain, Ý, Đức và nay Nga sô đã không thể duy trì vai trò Superpower được nữa bởi yếu tố Hoa Kỳ. Nhất là Nga sô kể từ khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ vào năm 1991; kéo theo sự vỡ tan của khối Warsaw Pact, bao gồm có cả Bulgaria; Czechoslovakia; Hungary; Poland; Romania; USSR. Từ đó Nga sô không đủ sức lẫn lực cũng như uy tín để có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo trong liên bang của Nga trước đây. (Liên bang gồm có: Armenia; Azerbaijan; Belarus; Estonia; Georgia, Kazakhstan; Kyrgyzstan; Latvia; Lithuania; Moldova; Russia; Tajikistan; Turkmenistan; Ukraine; Uzbekistan). Tuy nhiên, lấp bù vào khoảng trống từ Tây sang Đông, Trung Quốc và Ấn Độ đã và sẽ là những quốc gia theo sau Hoa Kỳ để chiếm giữ vị trí Superpower. Điều nầy đã được chứng nghiệm bằng sự lớn dậy của Hồng quân Trung Quốc và Lực lượng Vệ binh Ấn Độ. Bên cạnh các nỗ lực nguyên tử và tàu chiến cũng như các phát minh mới nhất do các khoa học gia Ấn Độ và Trung Quốc đã đưa quốc gia họ bước sang một bước ngoặc mới. Nhất là Trung Quốc, nếu yếu tố Glasnost và Perestroika của Gobachev không ra đời và Liên Bang Sô Viết không vỡ tan thì Trung Quốc khó có thể bước ra cơn xoáy của Liên Bang Nga. Một điểm khác, chúng ta cũng nên biết để rút tỉa kinh nghiệm, sỡ di Trung Quốc và Ấn Độ trở thành Superpower là nhờ cơ cấu tổ chức rập khuôn theo sản phẩm Hoa Kỳ. Chính sản phẩm Hoa Kỳ đã giúp họ bước vào một kỷ nguyên mới của nền công nghệ nặng cộng với khoa học kỹ thuật.


Đứng trước sự tụt dốc của Nga Sô từ lãnh vực quân sự cũng như kinh tế do tình trang lạm phát gây nên, đưa đến một xã hội mất trật tự, nghiện ngập và du đảng nổi lên cướp bóc hằng ngày. Cuộc khủng hoảng chính trị từ sau thời kỳ Gobachev và Boris Yeltsin, Hoa Kỳ đã ve vãn và theo đuổi chính sách nhân đạo qua mặt nổi dưới hình thức viện trợ y tế, giáo dục, xã hội đến những quốc gia lân bang của Nga Sô. Nhưng bề dày của các chương trình viện trợ nhân đạo, Hoa Kỳ dần dần đã cấy được “sinh tử phù” tại Georgia, Poland, Ukraine v.v.. Với những dàn hỏa tiển có khả năng chế ngự đồng thời xuyên phá trực tiếp đến điểm xuất phát, qua các loại vũ khí mang tên là Patriot underground missile (dưới lòng đất).


Đứng trước nguy cơ mất dần ảnh hưởng và nguy cơ bị đe dọa đến nền an ninh quốc gia, các nhà lãnh đạo Nga, đứng đầu là Tổng thống Putin và nay là Thủ tướng đã có chủ trương theo đuổi đường lối thực dân qua hình thức “không cần tôn trọng lãnh thổ của các quốc gia trước đây thuộc Liên Bang Nga như Ukraine và Crimera”. Lý do để giới cầm quyền tại điện Cẩm Linh có ý niệm thống nhất vì họ sợ rằng Gruzia và Ukraine rồi đây sẽ là hiểm họa đe dọa trực tiếp đến Nga Sô, trong đó những dị biệt lịch sử cũng như văn hóa sẽ tạo ra nguyên nhân của các cuộc tranh chấp tương lai. Chính vì thế, quan niệm các tiểu quốc nầy phải được sát nhập trở lại với Nga. Riêng với Moldova gây nên sự chia cắt lãnh thổ và tiếp tục bị cô lập kinh tế giống như Kazakhstan và Uzbekisan. Một bước xa hơn, Nga Sô cố tình chia cắt Gruzia thành 2, qua hình thức viện trợ cho quân ly khai tại Abkhzia và Ajaria. Còn miền Nam Ossetia, Nga đỡ dầu cho chính quyền tại đây và dành mọi dễ dàng cho người bản xứ nhập tịch Nga. Để từ đó Nga Sô lợi dụng bảo vệ công dân Nga mà đem quân chiếm giữ. Riêng đối với những quốc gia thuộc vùng Baltic như: Lithuania, Latvia và Estonia còn là những áp lực lớn đối với Nga, do bởi hành động lịch sử mà Nga Sô đã hành động với họ trong quá khứ.


Trên bình diện khác đối với tình hình Trung Á hiện nay đang rơi vào những tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương, như trường hợp Gruzia có một vị trí chiến lược trong việc vận chuyển dầu khí từ đường ống dẫn dầu bắt nguồn tại Baku đến Azerbaijan theo eo biển Caspian, xuyên qua Gruzia rồi chạy dọc ven bờ Địa Trung Hải trên địa phận Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì vị trí chiến lược nầy, nên Gruzia đã đóng giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng từ Trung Bá Lợi Á chuyển đến phương Tây mà không cần phải chạy xuyên qua Nga Sô.


Từ những tham vọng bành trướng ảnh hưởng của Nga Sô, cũng như hóa giải áp lực do Hoa Kỳ đạo diễn trên một số quốc gia Trung Á, điện Cẩm Linh đã có ý đồ Sử dụng Cuba, một biên cương chiến lược kèm chế Hoa Kỳ như trước đây Nikita Khrushchev (7/9/1953- 14/10/1964) đã từng xử dụng, nhưng buộc phải triệt thói các dàn hỏa tiễn do áp lực từ Tổng thống Kennedy. Lần nầy cũng thế, nếu Nga Sô muốn lặp lại ván bài của Khrushchev trước đây, chúng ta tin rằng Nga sẽ gánh hậu quả vô cùng thảm bại trước sức mạnh của Hoa Kỳ.


Thêm bước nữa, nguy cơ hiện nay trong các quốc gia Liên Bang Sô Viết cũ, chúng ta hiểu rằng động thái Georgia vừa qua chỉ là một bắt đầu khơi mòi trong chủ trương thôn tính các lâng bang. Điều nầy làm chúng ta liên tưởng đến năm 1939 Stalin đã xử dụng chiến xa nghiền nát trên các đại lộ Phần Lan. Mặc dầu lịch sử không có sự trùng hợp, song le hành động lặp lại lịch sử xâm lăng của Nga Sô sẽ bị cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ, và cái giá rồi đây Nga Sô sẽ phải trả qua hành động vũ lực nầy qua hình thức cộng đồng thế giới sẽ tẩy chay Nga Sô trên thị trường. Để rồi Nga Sô quay trở lại thời kỳ đồ đá mà người dân Nga đã từng sắp hàng chờ đợi mẫu bánh suốt cả ngày.


Với những diễn biến hiện nay tại khu vực Trung Á, chúng ta tin rằng đây là một bài toán khó và ẩn số x muôn đời vẫn là ẩn số. Dĩ nhiên bài toán khó giải trên chỉ có Hoa Kỳ và Nga Sô là hai nhà toán học có thể hóa đồng để có cùng chung một mẫu số.                                                                                                                              


Tiến sĩ nguyễn hữu hoạt


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Á châu (01-09-2010)
    Thế giới vô cực (01-09-2010)
    Thân phận cây chùm gởi (01-09-2010)
    Thách Thức và Hành Động (01-09-2010)
    Thực Dân Mới Hay Đế Quốc Đỏ (01-09-2010)
    Sức mạnh đồng nghĩa với hòa bình (01-09-2010)
    Sự xung đột trên thế giới Đa cực (01-09-2010)
    Rồi Cũng Một Dòng Sông hay Ba Mươi Năm Nhìn Lại (01-09-2010)
    Báo Dân Quyền Phỏng Vấn Thứ Trưởng Bộ Ngọai Giao Việt Nam (01-09-2010)
    Con đường trước mặt của tânTổng thống Obama (01-09-2010)
    Cơ Hội và Thách Thức của Trung Quốc & Ả Rập đối với Iran (01-09-2010)
    Chuyển Động Đông Âu (01-09-2010)
    Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mê Công (01-09-2010)
    Bên dòng sông Tô Lịch - Ta nhớ đến Thăng Long (01-09-2010)
    Những bất đồng vẫn là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (01-09-2010)
    Bắt đầu trong những bắt đầu (01-09-2010)
    Bách Việt Trong Lòng Đại Việt Và Chiến Lược Văn Hoá Phục Hoạt Nền Văn Minh Bách Việt (01-09-2010)
    Bắc Kinh Trước Áp Lực Tân Cương (01-09-2010)
    Bắc Hàn Trước Bước Ngoặc Thời Đại (01-09-2010)
    Liên Minh Á Châu (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152858847.